● Mục tiêu & Chuẩn đầu ra của Chương Trình đào tạo cử nhân tiếng Anh Ngành Ngôn ngữ Anh
Updated : 2017/04/12
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TIẾNG ANH NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
1. Mục tiêu chung của CTĐT
Đào tạo trình độ cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể của CTĐT
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
- Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một sinh viên ngành ngôn ngữ;
- Đạt được kỹ năng, thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học;
- Được trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận và thực tiễn giao tiếp, tác nghiệp bằng tiếng Anh và kỹ năng dịch thuật cơ bản;
- Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết)
- Đạt được năng lực sử dụng các thao tác ngôn ngữ trong công việc biên phiên dịch
- Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Có các kỹ năng mềm cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ theo học cao học tiếng Anh chuyên ngành Ngôn ngữ Anh và một số chuyên ngành có liên quan tại các trường trong và ngoài nước.
3. Chuẩn kỹ năng ngoại ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
- Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh
- Đạt chuẩn đầu ra bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác theo yêu cầu ngoại ngữ 2.
4. Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
- Nắm bắt được các nguyên tắc sử dụng công nghệ trong công việc chuyên môn và học tập ngoại ngữ.
- Khám phá, khai thác và thực hành sử dụng các công nghệ hữu ích phục vụ việc sử dụng và nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ.
- Thiết kế và tạo ra các nguồn tài nguyên (resources) và tài liệu cho công việc học tập, nghiên cứu, tác nghiệp bằng ngoại ngữ có hiệu quả.
5. Chuẩn đầu ra của CTĐT
5.1. Kiến thức
5.1.1. Kiến thức chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Hiểu biết nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin, đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2) Nắm vững kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng phù hợp với ngành được đào tạo.
3) Vận dụng được các kiến thức đã học vào lý giải các hiện tượng xã hội và thực tiễn công việc một cách khoa học.
4) Thực hiện được các tình huống giao tiếp ngoại ngữ 2 trong thực tế giao tiếp. Đạt chuẩn ngoại ngữ 2 bậc 2 tương đương đối với các loại ngoại ngữ (theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo) được đào tạo chính qui tại các cơ sở đào tạo hợp pháp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
5) Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phục vụ cho công việc thực tế.
6) Tiến hành được các công việc nghiên cứu khoa học về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
5.1.2 Kiến thức chuyên ngành
5.1.2.1. Kiến thức ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1)Tích lũy được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ Âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa) để phục vụ công tác thực tiễn cũng như để học các chương trình sau đại học ở trong và ngoài nước.
2) Nắm vững được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ Âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa) để sử dụng thông thạo trong quá trình giao tiếp và lý giải các hiện tượng ngôn ngữ.
3) Vận dụng được kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ Anh (ngữ Âm, hình thái, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa) vào kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ một cách thuần thục ở cấp độ 5 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương C1 theo khung CEFR.
5.1.2.2. Kiến thức văn hóa xã hội
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
1) Tích lũy được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế ...) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
2) Phân tích đối chiếu được kiến thức cơ bản về các vấn đề văn hóa xã hội (địa lý, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, y tế ...) của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ với Việt Nam
3) Vận dụng được kiến thức nền tảng về văn hóa xã hội của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vào các tình huống giao tiếp ngôn ngữ và để tránh được các giao thao văn hóa.
5.1.2.3. Kiến thức chuyên ngành
1) Tích lũy được các vấn đề cơ bản về các vấn đề lý luận và thực tiễn một số vấn liên quan đến chuyên ngành tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ.
2) Phân tích, tổng hợp được các kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ.
3) Vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện được các tình huống kỹ năng năng giao tiếp ngôn ngữ (tiếng Anh) trong công việc có liên quan đến chuyên ngành một cách trôi chảy, thông suốt trong các ngữ cảnh thông thường của thực tiễn công việc.
4) Sử dụng được kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đánh giá các văn bản sẽ sử dụng cho mục đích giao tiếp, dịch thuật và tác nghiệp ở môi trường làm việc
5.2. Kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp
5.2.1. Chuẩn chung
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.2.1.1. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ Anh trong giao tiếp và công việc thông thường và có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đối với chuyên ngành được đào tạo.
5.2.1.2. Hoàn thành công việc giao tiếp ngôn ngữ, biên, phiên dịch trong các cơ quan, doanh nghiệp với tư cách là một Biên, Phiên dịch, công việc có sử dụng tiếng Anh.
5.2.1.3. Tích lũy đủ kiến thức tối thiểu để có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo chuyên ngành cao hơn hoặc các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu.
5.2.1.4. Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức, có năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
5.2.2.5. Có các kỹ năng mềm cá nhân, làm việc theo nhóm, quản lý và lãnh đạo
5.2.2. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.2.2.1. Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ thực tiễn của tiếng Anh.
5.2.2.2. Đạt chuẩn đầu ra bậc 5 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương cấp độ C1 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ Anh và bậc 2 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương A2 Khung Năng lực Châu Âu đối với ngoại ngữ khác.
5.2.3. Kỹ năng nghề
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.2.3.1. Sử dụng thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói đọc viết) trong tác nghiệp ở môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh;
5.2.3.2. Sử dụng được các kỹ năng biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh để dịch các thể loại văn bản khác nhau; năng lực phiên dịch đuổi, dịch hội nghị Anh-Việt, Việt-Anh ở mức cơ bản;
2.3.3.3. Sử dụng được các kỹ năng biên-phiên dịch theo nhóm
5.3. Nhận thức
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.3.1. Có lòng yêu nước, yêu đồng bào, tinh thần tự hào dân tộc.
5.3.2. Không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, phục vụ Tổ quốc.
5.3.3. Sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
5.3.4. Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao.
5.3.5. Ứng xử khéo léo, nắm được những chiến thuật cơ bản trong giao tiếp, và chuẩn mực trong phát ngôn.
5.4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.4.1. Đảm nhận được công việc tại các sở ban ngành, các cơ quan nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh.
5.4.2. Đảm nhận được công việc tại các cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ-văn hoá trong và ngoài nước;
5.4.3. Đảm nhận được công việc tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp có liên quan công việc giao tiếp quốc tế, đối ngoại, phiên dịch hay biên dịch;
5.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Chương trình đào tạo nhằm giúp người học
5.5.1. Tích lũy và vận dụng được kiến thức đã học để tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học trong và ngoài nước.
5.5.2. Vận dụng được kiến thức đã học để tiếp cận, nắm bắt, vận dụng vào những lĩnh vực chuyên môn chưa học chuyên sâu ở nhà trường
5.5.3. Tiếp cận được kiến thức khoa học, công nghệ mới, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã hội, cũng như nâng cao trình độ để tiếp nhận những vị trí quản lý ở các cơ quan, doanh nghiệp.