Hướng dẫn Chọn đề tài và Phương pháp viết bài NCKH Sinh viên
Updated : 2021/01/02
HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Hãy đọc kỹ tài liệu này nhằm giúp sinh viên tự tin, thuận lợi trong việc tham gia Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học của Trường Đại học Ngoại ngữ, cấp Đại học Đà Nẵng và quốc gia.
1. Các hướng chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu
Sinh viên nên chọn đề tài mang tính thực tiễn, có khả năng áp dụng trong bộ môn, môn học hoặc giáo trình của mình nhằm nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.
Hướng 1: Đề tài mang tính khảo sát (Sử dụng các bảng hỏi – Questionnaires; các bài kiểm tra – tests… để lấy số liệu, sau đó phân tích và rút ra nhận định, khái quát, kết luận)
Ví dụ:
- Năng lực ứng dụng tin học / công nghệ trong học tập ngoại ngữ của sinh viên năm 1
- Khảo sát tốc độ nói tiếng Anh của sinh viên năm 2 Khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Hướng 2: Đề tài truyền đạt kinh nghiệm (Nêu ý nghĩa của đề tài; è Tóm tắt, đánh giá các tài liệu có liên quan (lấy từ Internet, sách báo khác)è Làm rõ cơ sở lý thuyết hoặc số liệu thử nghiệm để từ đó è Phổ biến các kinh nghiệm)
Ví dụ:
- Kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phát âm qua phần mềm Pronunciation Power.
- Ứng dụng công cụ Mindmeister trong việc hệ thống hóa kiến thức đã học cho sinh viên tiếng Anh.
- Kinh nghiệm ôn luyện kỹ năng Nói theo giáo trình Ready for FCE
- Phương pháp dịch Anh - Việt các câu quảng cáo sản phẩm thường gặp trên truyền hình.
Hướng 3: Đề tài theo hướng nêu Vấn đề-Giải pháp (Qua thực tế , trải nghiệm, è Nêu ra các khó khăn hoặc vấn đề của sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu một kỹ năng / môn học để từ đó è Đề xuất giải pháp)
Ví dụ:
- Những khó khăn của sinh viên năm 1 trong việc học từ vựng cấp độ B1 theo giáo trình PET Result và giải pháp khắc phục.
- Đề xuất và giải pháp cho việc học Collocations cho sinh viên năm 2 tại Khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ.
- Phân tích lỗi thường gặp của sinh viên năm 3 trong khi viết dạng bài For-Against.
Hướng 4: Đề tài theo Lý thuyết – Cơ sở ngành (Mô tả lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu, è Tóm tắt, đánh giá các công trình liên quan è Làm rõ cơ sở lý thuyết è Phân tích và rút ra kết luận, công thức)
Ví dụ:
- Phân tích đặc điểm ngữ nghĩa trong logo tiếng Anh của các tổ chức, công ty.
- Cấu trúc các câu đề xuất, kiến nghị trong thư từ tiếng Anh.
Ngoài ra, có nhiều hướng nghiên cứu khác các bạn có thể chọn theo hiểu biết của mình để tìm ra đề tài nghiên cứu.
2. Các bước tiến hành viết bài Nghiên cứu Khoa học sinh viên
Bước 1: Chọn đề tài và đặt ra câu hỏi nghiên cứu (Research Questions). Đăng ký làm đề tài.
Bước 2: Thu thập các tài liệu có liên quan – Ghi chú phương pháp và kết quả / khám phá của các tài liệu liên quan để tóm tắt - Đánh giá đề tài của mình kế thừa, bổ sung hoặc phát triển như thế nào từ các tài liệu trước.
Bước 3: Thiết kế Questionnaire / các bài Tests hoặc tìm mẫu để lấy số liệu.
Bước 4: Trình bày số liệu dưới dạng Bảng biểu, Biểu đồ và phân tích số liệu ấy.
Bước 5: Rút ra kết quả hoặc phát hiện, đề xuất
Bước 6: Viết báo cáo tường thuật lại Quy trình, Phương pháp nghiên cứu và công bố Kết quả của đề tài.
Cuối cùng, đưa Bài báo cáo cho giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp để nhận góp ý, sửa chữa trước khi nộp đúng hạn.
Với độ dài không quá 7 trang đánh máy A4, các bạn có thể hoàn thành đề tài từ 1 đến 2 tuần.
Hãy tích cực chọn đề tài, nhanh tay đăng ký để nâng cao năng lực học tập, lấy giấy Chứng nhận của trường để bổ sung vào hồ sơ xin việc / xin học bổng của mình.