Hướng Dẫn Viết Luận văn - Đề cương Luận văn Tốt nghiệp

Updated : 2021/01/02

Hướng Dẫn Viết Luận văn - Đề cương Luận văn Tốt nghiệp

A SUGGESTED FORMAT FOR GRADUATION THESIS

Giới thiệu: Dưới đây là hướng dẫn sinh viên viết Luận văn Tốt nghiệp. Về Đề cương bảo vệ luận văn, cơ bản chỉ khác Chapter 4: Findings and Results và bổ sung thêm phần Timeline - Xem chi tiết dưới đây.

Cover page:

  • Name of University - Department
  • Title of the thesis
  • Subject area
  • Student's Name:.... - Class: ...
  • Supervisor's Name: ....
  • Month / Year of submission of thesis

Abstract

Declaration

Acknowledgements

Table of contents

List of tables and figures (optional)

 

Chapter 1.              INTRODUCTION

  • A background to the situation (or setting)
  • A complete and concise statement of the problem being investigated or the general purpose of the study
  • A justification for the study, establishing the importance of the problem
  • A statement o the scope of the study
  • A preview of the organization  of the rest of the paper to assist readers in grasping the relationship between various components
  • Definition Terms (optional)

 

Chapter 2.               REVIEW OF LIERATURE

  • A review of previous studies related to the problem under investigation.
  • Comments and a statement of unsolved problems
  • Some theoretical knowledge, if necessary, can be included in this section.
  • (From the general to the specific/ from secondary to primary sources)

 

Chapter 3.            METHOD AND PROCEDURE

  • Aims and Objectives
  • Research design: Qualitative (preferable)/ Quantitative or both
  • Research method(ology)
  • Research question
  • Hypothesis
  • Description of Population and Sample
  • Data collection
  • Data analysis
  • Instruments
  • Reliability and validity

 

Chapter 4.              DISCUSSION OF FINDINGS / RESULTS

Interpretation and discussion of results/findings of the research

 

(LƯU Ý: Trong Research Proposals, sinh viên khi viết Đề cương bảo vệ thì đổi thành Chapter Four: Expected Findings / Results

Trong đó, sinh viên nên nêu những kết quả hoặc phát hiện theo dự đoán / mong muốn của công trình dựa trên Phương pháp nghiên cứu của mình)

 

Chapter 5.                CONCLUSION – IMPLICATIONS

                             LIMITATIONS - RECOMMENDATIONS

  • A summary of the development of the study
  • A brief re-statement of the findings
  • Implications for practical solutions
  • Limitations
  • A statement of unanswered questions that require further research beyond the limits of the study

 

(LƯU Ý: Khi viết Đề cương, sinh viên bổ sung mục Timeline trong đó viết rõ thời hạn, tiến độ và kế hoạch thực hiện các mục / chương / công việc để hoàn thiện đề tài)

References

  • Reference system: The Harvard or APA system
  • List only works cited or referred to in the study
  • Alphabetical order

 

Appendixes

 

---------------------------------------------------

HƯỚNG DẪN – GIẢI THÍCH THÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÀI / LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các phần cơ bản của một công trình NCKH

Để được gọi là NCKH, một công trình cần phải có các phần sau:

1.   Đề tài nghiên cứu (Research topic): Sinh viên nên chọn đề tài phát xuất từ thực tế liên quan đến nghành học của mình nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn hay lý luận hoặc hay khám phá một lĩnh vực chưa biết để nâng cao kiến thức. Tuy nhiên tính ứng dụng trong thực tiễn cần phải được ưu tiên khi chọn đề tài nghiên cứu.

 2.   Phần thuyết minh lý do chọn đề tài (Rationate): Trình bày cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn, từ đó nếu được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

 3.   Vấn đề nghiên cứu (Research question): vấn đề nghiên cứu thường được nêu dưới dạng câu hỏi, gián tiếp đề ra nhiệm vụ nghiên cứu.

 4.   Giả thuyết (Hypothesis): Giả thuyết được đưa ra trên cơ sở những nhận định sơ bộ những điều quan sát được, mang tính chủ quan, có thể đúng hoặc sai, nhưng giúp người nghiên cứu thấy hơn nhiệm vụ nghiên cứu.

 5.   Phạm vi nghiên cứu (Scope of study): Để có thể nhiên cứu sâu và triệt để, cần giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu.

 6.   Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (Aims and Objectives)

Mục đích (aims) còn gọi là mục tiêu chung (general objectives):  bao gồm mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn mục đích của việc dạy tiếng Anh tại VN là tăng cường khả năng giao tiếp trên bình diện quốc tế về mọi lĩnh vực, phương tiện tiếp nhận kiến thức mới, tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc. Mục đích có tính lâu dài và tổng quát.

Mục tiêu (objectives) còn gọi là Mục tiêu cụ thể (particular objectives): bao gồm những điều cụ thể cần đạt được trong công trình nhằm hướng đến việc đạt được Mục đích chung. Ví dụ, Cuối khóa học, học viên có thể đạt được nhưng kỷ năng đọc-viết và ở cấp trung gian.

 

7.   Tổng quan về những thành tựu của các công trình có liên quan (Literature review): Tóm tắt những công trình có liên quan đến đề tài, có liên quan đến đề tài, có nhận xét, đánh giá trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu.

 8.   Xác định loại hình nghiên cứu (Research deisign): Có nhiều loại hình nghiên cứu việc chọn lựa phải dựa vào bản chất đề tài và nghiên cứu. Nói chung có thể phân làm 3 nhóm: Nghiên cứu định tính (qualitative), Nghiên cứu mô tả (descriptive) và Nghiên cứu định lượng (quantitative). Qua thống kê với sinh viên khoa tiếng Anh trong nhiều năm qua, con số (hơn 90%) đề mang tính định tính và mô tả. Trong đó 3 thông tin, dữ liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn (sách báo, băng ghi âm, quảng cáo, tài liệu hay các kết quả nghiên cứu của các công trình khác), hoặc bản lấy ý kiến (questionnaire), phỏng vấn (Interview). Các công trình nghiên cứu định lượng, trong đó có sự tác động từ bên ngoài đến đối tượng để thu nhận kết quả rất hiếm. Điều này có thể giải thích rằng do loại hình nầy cần nhiều thời gian và cách xử lý thông tin khá phức tạp. Trong tương lai chúng tôi vẫn khuyến khích sinh viên chọn những đề tài mang tính định tính, mô tả để phù hợp với các điều kiện nghiên cứu hiện có của chúng ta.

 9.   Đối tượng nghiên cứu (Subjects): Như đã đề cập ở trên do tính chất của các đề tài được chọn thuộc về lĩnh vực xã hội, nên đối tượng nghiên cứu thường là các cơ quan, một nhóm người có chung tính chất, hoàn cảnh, nghề nghiệp, các loại văn bản, tài liệu, giáo trình, v.v…

 10.               Phương pháp và tiến trình nghiên cứu (Method and procedures): Mô tả các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu, bao gồm cách chọn mẫu, cách thu thập dữ liệu, kỹ thuật, công cụ phân tích và giải thích lý do chọn loại phương tiện đó cũng như phương pháp  kiểm chứng độ tin cập của kết quả.

 11.               Phương tiện nghiên cứu (Instruments): cần nói rõ các phương tiện thu thập thông tin, dữ liệu, chẳng hạn dùng bản lấy ý kiến, phỏng vấn, văn bản, tài liệu, v.v… và các phương tiện xử lý thông tin nhận được, chẳng hạn phần mềm MS Excel, phần mềm thống kê SPSS.

12.               Phương pháp thu thập dữ liệu (Data collection): kết quả thực nghiệm, nhận phản hồi tứ các bản câu hỏi lấy ý kiến , ghi nhận kết quả phỏng vấn, quan sát, kết quả kiểm tra, sưu tầm tài liệu có liên quan làm cơ sở dữ liệu để phân tích.

 13.               Phương pháp phân tích dữ liệu (Data analysis): tùy theo tính chất của loại hình Nghiên cứu (NC) và nhiệm vụ NC sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để dẫn đến kết quả đảm bảo độ giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability). Đây có thể nói là giai đoạn khá phức tạp vì việc chọn đúng Phương Pháp (PP) phân tích sẽ quyết định giá trị và ý nghĩa của công trình. Hiện nay, với sự phổ biến của phần mềm SPSS (Phần mềm thống kê cho các công trình NCKH về xã hội), công việc tính toán sẽ hết sức thuận lợi.

 14.               Diễn giải kết quả nghiên cứu (Interpretations of Results/ Findings): kết quả NC cần được trình bày khách quan, rõ ràng và thể hiện tính hệ thống, nhất quán trong tiến trình nghiên cứu.

 15.               Thảo luận (Discussion): xác định độ tin câỵ của kết quả, đối chiếu với giả thuyết hoặc mức độ thỏa mãn với yêu cầu, nhiêm vụ nghiên cứu đã đề ra. So sánh với kết quả các công trình trước đó để dẫn đến kết luận.

 16.               Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu (Conclusion): Tóm tắt cách quá trình nghiên  cứu, thể hiện tính hiệu quả và phạm vi ứng dụng của đề tài.

 17.               Các mặt hạn chế của công trình và đề nghị nghiên cứu thêm các vấn đề phát sinh(Ismitations and Recommendations for Further Studies)