LỄ BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 31.3.2018

Updated: 2018/03/30

 
 
 
NCS: Trần Thị Minh Giang
 
Ngành: Ngôn ngữ Anh
 
Mã số: 62.22.02.01
 
Tên đề tài: “A Study of Cognitive Non-Factive Verb and Epistemic Adverb Collocations in English”
 
Cơ sở đào tạo: Đại học Đà Nẵng
 
Thời gian bảo vệ: 14h30 Thứ Bảy ngày 31/3/2018
 
Địa điểm: Đại học Đà Nẵng
 
 
 
TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
 
Tên đề tài: A Study of Cognitive Non-Factive Verb and Epistemic Adverb Collocations in English.
Chuyên ngành/Ngành:  Ngôn ngữ Anh
Họ và tên NCS: Trần Thị Minh Giang
Người hướng dẫn khoa học:    PGS.TS. Lưu Quý Khương
Cơ sở đào tạo:  Đại học Đà Nẵng
 Tóm tắt:
 
            Luận án đã đề cập đến những đặc trưng kết học, ngữ học và dụng học của cấu trúc tiếng Anh bao gồm chủ ngữ đại từ ngôi thứ nhất số ít I và các kết hợp giữa động từ phi thực hữu tri nhận và trạng từ nhận thức. Bằng phương pháp miêu tả và dựa vào khung lý thuyết và nguồn dữ liệu gồm 1000 ví dụ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, và các tài liệu trên mạng, luận án đã mang lại một cái nhìn tổng thể về cấu trúc này trong giao tiếp bằng việc diễn tả thái độ của người nói với sự chân xác của nội dung mệnh đề trên ba bình diện: nghĩa học, kết học và dụng học. Về lý thuyết, luận án đã làm một sự đóng góp quan trọng trong việc khắc họa một bức tranh ngôn ngữ hoàn thiện về cấu trúc tiếng Anh này trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Đặc biệt, sự tác động lẫn nhau của ba bình diện trong một số trường hợp đã tạo nên một đóng góp mới của luận án. Ngoài ra, về thực tế luận án đã đưa ra một sự miêu tả có hệ thống những đặc trưng ngôn ngữ về cấu trúc tiếng Anh này cũng là một nguồn tham khảo hữu ích cho việc thiết kế bài giảng, sách và những tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án. Thêm vào đó, những kết quả của luận án cũng giúp những người học tiếng Anh hoặc những người Anh bản xứ có thể biết cách dùng cấu trúc này trong giao tiếp hiệu quả hơn. Thực tế, viêc nghiên cứu cấu trúc tình thái này cũng nhằm cải thiện đáng kể chất lượng dạy và học tiếng Anh. Mặc dù luận án đã tập trung nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ: kết học, nghĩa học và dụng học của cấu trúc I và các kết ngôn giữa động từ phi thưc hữu tri nhận, tuy nhiên những đặc  trưng về văn hóa vẫn chưa được đề cập đến khi sử dụng cấu trúc này,  tầm ảnh hưởng của mỗi loại cấu trúc với những thành phần khác trong câu vẫn chưa được nghiên cứu kỹ, và vì giới hạn của luận án nên phần nghiên cứu về đối dịch tiếng Việt của cấu trúc này vẫn chưa được đề cập. Do đó, những đề xuất này nên được đưa vào hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
 
Từ khóa: động từ phi thực hữu tri nhận, trạng từ nhận thức,kết học, nghĩa học, dụng học.
 
 

Các tin khác: